3 thách thức của Logistics 4.0

Thách thức về con người, quy trình và công nghệ được coi là ba khó khăn hàng đầu với Logistics 4.0, theo EPS News.

Cụ thể, về yếu tố nhân lực, các thách thức thường liên quan đến việc thiếu tầm nhìn và hiểu biết chung về việc xây dựng hoạt động Logistics 4.0 trong việc áp dụng công nghệ, robot vào các hoạt động chính như vận tải, quản lý kho bãi,...

Ngoài ra, về mặt công nghệ, sự phức tạp trong quá trình này nảy sinh từ việc chuyển giao công nghệ cũ sang công nghệ mới và sự hoài nghi với các tiêu chuẩn, năng lực đã được thiết lập. Đồng thời, các công ty logistics và chuỗi cung ứng còn gặp khó khăn trong việc chuyển đồi từ quy trình làm việc truyền thống sang kỹ thuật số.

Logistics 4.0 giúp tiết kiệm lao động và tiêu chuẩn hóa lực lượng lao động trong quản trị chuỗi cung ứng. Ảnh: Freepik

Logistics 4.0 giúp tiết kiệm lao động và tiêu chuẩn hóa lực lượng lao động trong quản trị chuỗi cung ứng. ẢnhFreepik

Theo chuyên gia công nghệ lĩnh vực logistics Kartik Kinhal, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang Logistics 4.0 và đối diện với các thách thức, yếu tố quan trọng nhất phụ thuộc vào nhà lãnh đạo.

Người đứng đầu doanh nghiệp cần nhận ra các yêu cầu trong việc chuyển đổi kỹ thuật số với quy trình, hệ thống, công nghệ. Với người lãnh đạo có tầm nhìn, việc chuyển đổi từ quy trình làm việc với văn hóa truyền thống sang văn hóa kỹ thuật số sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, phát triển nhân lực kỹ thuật số cũng là yếu tố cần được coi trọng. Nhân lực lao động cần được tiếp cận quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông qua các giai đoạn khác nhau.

Đồng thời, các công ty phải có lộ trình phát triển dài hạn cho công nghệ và giải pháp. Cách tiếp cận các mô hình chuyển đổi từ Logistics 3.0 sang 4.0 cũng cần đi theo từng giai đoạn để đảm bảo tính hệ thống và giảm thiểu căng thẳng cho bộ máy hoạt động khi chuyển sang hệ thống công nghệ mới.

Hành trình này đòi hỏi những thay đổi cơ bản ở một số cấp độ. Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định các nền tảng công nghệ được kết nối để thúc đẩy hoạt động logistics.

Cấp độ tiếp theo là thúc đẩy nhân lực, quy trình và hệ thống thu thập, phân tích và chia sẻ các dữ liệu trong hoạt động logistics để nâng cao khả năng hiển thị thông tin và vận hành chuỗi cung ứng.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần xây dựng các quy trình để dự báo và triển khai hệ thống mô phỏng hoặc thử nghiệm, đồng thời, tối ưu hóa các công nghệ kỹ thuật số được áp dụng. Khi việc áp dụng các công nghệ trở nên đồng bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra dự đoán và có những quyết định giúp chuỗi cung ứng vận hành mạnh mẽ hơn.

Sự xuất hiện của công nghiệp 4.0 đặt ra những thách thức mới trong lĩnh vực logistics và thúc đẩy những thay đổi về công nghệ, chẳng hạn như nhu cầu cấp thiết trong tính minh bạch của chuỗi cung ứng. Những tiến bộ này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ Logistics 3.0 sang Logistics 4.0.

Logistics 4.0 là giai đoạn phát triển mới nhất của logistics, chủ yếu dựa trên sự phát triển của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things - IoT) và Dữ liệu khổng lồ (Big Data). Mục đích chính của Logistics 4.0 là tiết kiệm lao động và tiêu chuẩn hóa lực lượng lao động trong quản trị chuỗi cung ứng.

Việc đối diện với các thách thức và chuyển dịch sang mô hình logistics thông minh có thể tăng tính linh hoạt, thích ứng với những thay đổi của thị trường để cải thiện dịch vụ, tối ưu hóa và giảm chi phí lưu trữ, sản xuất.

Hồng Thảo (theo EPS News)

 

Tin trước Tin tiếp theo

Gọi Ngay:0931512822

Gọi Ngay:0902026586

image banner

Nhận tư vấn