Các cảng đối mặt với sự gián đoạn nhiều hơn từ những cuộc đình công khi khủng khoảng chi phí sinh hoạt diễn ra
Sự phát sinh khủng hoảng chi phí sinh hoạt dẫn đến nhiều tranh chấp lao động hơn trên thị trường của các nước phát triển khi các công nhân ở bến tàu tìm cách bù đắp cho việc lạm phát giá đang gia tăng, điều này gây ra nhiều sự gián đoạn ở các cảng đang tắc nghẽn.
Hành động đình công ở các cảng lớn của Đức và Anh Quốc đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với lịch trình của các hãng tàu và tác động tiêu cực đến hiệu suất của các cảng với lượng tàu cập cảng trung bình tăng lên sau những cuộc đình công.
Một loạt các cuộc đình công của công nhân bến tàu đã ảnh hưởng đến các cảng biển chính của nước Đức vào tháng 6 và tháng 7, trong khi cảng container Felixstowe lớn nhất Vương quốc Anh đã bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc biểu tình kéo dài 8 ngày vào cuối tháng 8 và tháng 9.
Để đối phó với những hành động đình công có kế hoạch này, các hãng vận tải đã thực hiện các bước để chuyển hướng tàu thuyền ra khỏi các bến cảng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo phân tích của Drewry được công bố trên Ports and Terminals Insight, cho thấy thời gian chờ trước khi tàu cập cảng tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở Hamburg, nơi mà các chuyến tàu chính phải đợi trung bình 4 ngày để được cập cảng vào tháng 7 và tháng 8.
Mặc dù đã đạt được thỏa thuận với các công đoàn ở Đức, nhưng tình trạng lao động sẵn có - đặc biệt vào những ngày cuối tuần – vẫn còn nhiều thách thức. Tỷ suất sử dụng sân bãi vẫn cao và điều này đang tác động đến năng suất của cảng, kết quả là kéo dài thời gian các chuyến cập cảng.
Tại Vương quốc Anh, hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại Felixstowe vẫn bị gián đoạn, do sự tồn đọng tạo nên bởi các cuộc biểu tình 8 ngày từ đội ngũ lao động bến tàu vào cả cuối tháng 8 và cuối tháng 9/ đầu tháng 10. Hành động đình công ở Liverpool càng làm tăng thêm sự rủi ro cho các nhà xuất khẩu. Kết quả của việc này dẫn tới sự gián đoạn được dự báo sẽ tiếp tục trong suốt quý 4 năm 2022.
Theo quan điểm của Drewry, ông cho rằng lạm phát gia tăng sẽ làm tăng khả năng xảy ra các cuộc đình công ở các thị trường khác khi mà các lao động cảng yêu cầu mức lương cao hơn để giải quyết chi phí sinh hoạt ngày một tăng. Ví dụ, sự gián đoạn ở bờ Tây Hoa Kỳ vẫn là một rủi ro, trong khi đàm phán hợp đồng lao động vẫn đang diễn ra giữa International Longshore và Warehouse Union ( ILWU) và cơ quan sử dụng lao động Hiệp hội Hàng Hải Thái Bình Dương (PMA)
Liệu rằng các nhà khai thác cảng có thể chuyển nhượng lại trách nhiệm cho khách hàng về việc chi trả phí lương công nhân cao hơn hay không, vẫn được xem xét.
Tác giả: : Drewry
Photo: Google