Four solar panel companies are subject to anti-subsidy duties of nearly 300%.

https://thanhnien.vn/4-doanh-nghiep-pin-mat-troi-bi-ap-thue-chong-tro-cap-gan-300-18524100409024592.htm

The preliminary duties announced by the U.S. for four Vietnamese companies in the anti-subsidy investigation on solar panels amount to 292.61%. This rate was calculated based on adverse facts available due to the lack of cooperation from these companies.The preliminary duties announced by the U.S. for four Vietnamese companies in the anti-subsidy investigation on solar panels amount to 292.61%. This rate was calculated based on adverse facts available due to the lack of cooperation from these companies.

Information from the Trade Remedies Authority (Ministry of Industry and Trade) indicates that the U.S. Department of Commerce (DOC) has just issued preliminary findings in the anti-subsidy investigation concerning solar panels (classified under HS codes 8501.61.0000, 8507.20.80, 8541.42.0010, and 8541.43.0010) imported from Vietnam, Cambodia, Malaysia, and Thailand.

The investigation was initiated on May 14, 2024, at the request of the American Solar Manufacturers Coalition. The U.S. Department of Commerce (DOC) selected two mandatory respondents: JA Solar Co., Ltd. and Boviet Solar Technology Co., Ltd.

According to the recently issued preliminary findings, the provisional anti-subsidy duties are as follows:

The preliminary subsidy duties for Vietnamese exporters were determined at four different levels, as follows: Boviet Solar Technology Co., Ltd received a rate of 0.81% (which meets the De minimis threshold, effectively making the duty 0%). JA Solar Vietnam Co., Ltd and its affiliates (JA Solar PV Vietnam Co., Ltd and JA Solar NE Vietnam Co., Ltd) were assigned a rate of 2.85%.

However, four companies—GEP New Energy Limited Company, HT Solar Vietnam Limited Company, Shengtian New Energy Vina Co., Ltd, and Vietnam Green Energy Commercial Services Company Ltd—are subject to a duty of 292.61%. This rate was calculated based on adverse facts available, as these companies failed to respond to the DOC’s quantity and value questionnaire, leading to the conclusion that they were uncooperative.

The remaining companies are subject to a duty of 2.85%, based on the rate assigned to JA Solar.

DOC  stated that it will apply retroactive preliminary duties within 90 days prior to the preliminary determination date or from the date the notice of investigation initiation was issued. This retroactive duty applies to the four non-cooperative companies mentioned above and the remaining companies, excluding the two mandatory respondents.

For Cambodia, Malaysia, and Thailand, the preliminary subsidy duties for exporters from these countries are as follows: Cambodia ranges from 8.25% to 68.45%, Malaysia from 3.47% to 123.94%, and Thailand from 0.14% to 34.52%.

Thus, the current preliminary duties for the mandatory respondents and the remaining companies (receiving the all-others rate) from Vietnam are the lowest among the four countries under investigation. This is a fairly positive outcome for Vietnamese companies.

Regarding the next steps in the process, the Trade Remedies Authority has reported that the complainant has proposed the DOC investigate an additional six new alleged programs related to cross-border subsidies, aiming to impose further subsidy duties on Vietnamese companies.

Specifically, according to the allegations, Vietnamese solar panel manufacturers are receiving several items from China at prices lower than normal, including: silicon wafers, silver paste/silver resin, solar control glass, aluminum solar frames, and junction boxes.

According to the investigation process, after the preliminary findings, DOC can still investigate additional subsidy allegations. They will also conduct on-site verification of the information provided by companies and the Vietnamese government (scheduled for December 2024).

Therefore, the Trade Remedies Authority advises companies to focus and fully cooperate with DOC in order to maintain the preliminary results through to the final stage of the case.

 

Vietnamese version:

4 doanh nghiệp pin mặt trời bị áp thuế chống trợ cấp gần 300%

Mức thuế sơ bộ mà Mỹ công bố cho 4 doanh nghiệp Việt trong vụ điều tra chống trợ cấp pin năng lượng mặt trời lên tới 292,61%, mức thuế được tính toán trên thông tin sẵn có bất lợi do các doanh nghiệp này không hợp tác.

Thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời (thuộc các mã HS 8501.61.0000, 8507.20.80, 8541.42.0010, và 8541.43.0010) nhập khẩu từ Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan.

Vụ điều tra được khởi xướng từ ngày 14.5.2024 theo yêu cầu của Liên minh Ủy ban thương mại sản xuất pin năng lượng mặt trời Mỹ. DOC đã lựa chọn 2 bị đơn bắt buộc là Công ty TNHH JA Solar và Công ty TNHH Khoa học và Kỹ thuật năng lượng mặt trời Boviet.

Theo kết luận sơ bộ vừa ban hành, mức thuế chống trợ cấp tạm thời như sau:

Mức thuế trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam được xác định theo 4 mức khác nhau bao gồm: Công ty Boviet Solar Technology Co., Ltd là 0,81% (đạt mức tối thiểu De minimis và coi như mức thuế là 0%). Công ty TNHH JA Solar Việt Nam và các công ty thành viên (Công ty TNHH JA Solar PV Việt Nam, Công ty TNHH JA Solar NE Việt Nam) là 2,85%.

Tuy nhiên, 4 công ty gồm: Công ty GEP New Energy Limited Company, HT Solar Vietnam Limited Company, Shengtian New Energy Vina Co., Ltd và Vietnam Green Energy Commercial Services Company Ltd bị buộc chịu mức thuế 292,61%. Mức thuế này được tính toán trên thông tin sẵn có bất lợi, do các công ty này không trả lời bản câu hỏi lượng và giá trị của DOC nên bị kết luận không hợp tác.

Các công ty còn lại là 2,85% (tính theo mức của công ty JA solar).

DOC cho biết sẽ áp dụng hồi tố thuế sơ bộ trong vòng 90 ngày trước ngày có kết luận sơ bộ hoặc kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra được ban hành đối với 4 công ty không hợp tác nêu trên và các công ty còn lại (ngoại trừ 2 công ty bị đơn bắt buộc).

Đối với Campuchia, Malaysia và Thái Lan, mức thuế trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước này lần lượt: Campuchia là 8,25 - 68,45%, Malaysia là 3,47 - 123,94% và Thái Lan là 0,14 - 34,52%.

Như vậy, hiện mức thuế sơ bộ cho các doanh nghiệp bị đơn bắt buộc và các doanh nghiệp còn lại (nhận mức all-others rate) của Việt Nam đang thấp nhất trong tổng 4 quốc gia bị điều tra. Đây là kết quả khá tích cực đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Về quy trình và thủ tục tiếp theo, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hiện nguyên đơn đã đề xuất DOC điều tra thêm 6 chương trình cáo buộc mới liên quan đến trợ cấp xuyên quốc gia với mong muốn áp thêm thuế trợ cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, theo cáo buộc, các nhà sản xuất pin mặt trời Việt Nam đang được Trung Quốc cung cấp nhiều mặt hàng có giá thấp hơn giá thông thường như: tấm Wafer Silicon; keo bạc/nhựa bạc; tấm kính kiểm soát mặt trời; khung nhôm năng lượng mặt trời và hộp nối.

Theo quy trình điều tra, sau khi có kết luận sơ bộ, DOC vẫn có thể điều tra thêm các cáo buộc trợ cấp mới, đồng thời sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam để xác minh thông tin đã cung cấp (dự kiến tháng 12.2024).

Do đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp cần tập trung, hợp tác đầy đủ với DOC để có thể giữ được kết quả sơ bộ đến giai đoạn cuối cùng của vụ việc.

Tin trước Tin tiếp theo

Gọi Ngay:0931512822

Gọi Ngay:0902026586

image banner

Nhận tư vấn