Gấp rút giải tỏa điểm nghẽn cho logistics Việt Nam
Là ngành tiềm năng, "gà đẻ trứng vàng" nhưng logistics Việt Nam còn nhiều điểm nghẽn liên quan cơ chế, chính sách; hạ tầng giao thông; nhân lực, kỹ thuật công nghệ… cần được sớm giải tỏa.
Ngày 5-10, Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề "Logistic Việt Nam, con đường phía trước" do Báo Đầu tư tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã đặt ra những cơ hội, thách thức cho ngành logistics Việt Nam.
Theo tin tại hội nghị cho thấy năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỉ USD/năm.
Những dự báo từ các tổ chức quốc tế cho thấy tiềm năng của logistics tại Việt Nam là rất lớn, hoàn toàn có thể trở thành "gà đẻ trứng vàng" cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh.
Theo PwC, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng và đang chi khoảng 5,7% GDP cho lĩnh vực này…
Doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng, với khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước, khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết có đến 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan nhưng đa phần là vừa và nhỏ trong nước, chưa vươn tầm ra thế giới.
Ông Elias Abraham, Giám đốc điều hành, Công ty Zim Intergrated Shipping, cho rằng có 3 lĩnh vực mà ngành logistics Việt Nam hệ hệ mới cần làm ngay đó là chuyên biệt hóa kho xưởng, đơn giản hóa các kho xưởng lại, đừng làm quá nhiều kho ở khắp nơi và kho tổng hợp chung chung mà chỉ làm một thứ cho thật tốt.
Tiếp theo là phải bền vững và xanh hóa, nhanh chóng sử dụng năng lượng mặt trời cho các kho xưởng, chỉ giảm chi phí. Chỉ dấu carbon trong hoạt động xuất khẩu đang là cấp bách, quan trọng và là lĩnh vực ưu tiên.
Về kỹ thuật số, chưa nói gì xa xôi đến AI (trí tuệ nhân tạo) mà doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung tư duy toàn cầu, nhanh chóng tích hợp, áp dụng các phần mềm, điện toán đám mây chứ không phải chỉ dùng Excel.
Cho rằng điểm nghẽn cho logistics Việt Nam còn nhiều, bà Phạm Thị Bích Huệ, Nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty Western Pacific chỉ rõ điểm nghẽn lớn nhất là hạ tầng, với việc thiếu quy hoạch từ địa phương, vùng miền đã làm chi phí tăng lên, giảm năng lực cạnh tranh.
Cộng đồng logistics Việt Nam nếu không ngồi lại lại với nhau để tìm cách thì "miếng bánh" ngon, rất "hot" này sẽ dành cho các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp logistics Việt Nam bị thua ngay trên sân nhà, bởi 5 năm gần đây các tổ chức nước ngoài đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội rất nhiều. Họ đã sở hữu hạ tầng với số m2 có khi bằng của các doanh nghiệp trong nước cộng lại.
“Chính phủ, bộ ngành, hiệp hội cần đánh giá tầm quan trọng của ngành logistics để thúc đẩy ngành phát triển. Doanh nghiệp phải bỏ tư duy cạnh tranh nhau mà phải tập trung nội lực, để đón "hồng hạc" bay tới, nếu không chúng ta không còn cơ hội mà có khi phụ thuộc ngược lại nước ngoài"- bà Huệ nhìn nhận.
Nguồn: NLD
English Version:
Urgently relieve bottlenecks for Vietnamese logistics
As a potential industry, "golden goose", Vietnam's logistics still has many bottlenecks related to mechanisms, policies; transportation infrastructure; Human resources, and technology... need to be relieved soon.
On October 5th, the 2023 Logistics Conference - "Vietnam Logistics, the road ahead" which was organized by Investment Newspaper, under the auspice of the Ministry of Planning and Investment, posed opportunities and challenges for Vietnam's logistics industry.
According to the news at the conference, in 2022, Vietnam ranked 11th in the group of 50 global prospect logistics markets. The annual growth rate of Vietnam's logistics industry reached 14-16%, with a scale of 40-42 billion USD/year.
Forecasts from international organizations show that the potential of logistics in Vietnam is huge, it can completely become a "golden egg" for investors with strong vision and potential.
According to PwC, Vietnam is the leading country in Asia in infrastructure investment and is spending about 5.7% of GDP in this field...
Logistics enterprises in Vietnam are also growing rapidly in number, with over 3,000 domestic transportation and logistics firms and about 25 of the world's leading forwarding corporations providing services.
However, the Ministry of Planning and Investment said that up to 34,000 businesses are
operating in related fields, nevertheless, most are small and medium-sized domestically, not reaching out to the world.
Mr. Elias Abraham, the CEO of Zim Integrated Shipping Company, said that there are 3 areas that the new-generation Vietnamese logistics industry needs to do immediately: specializing in warehouses, simplifying warehouses, and not doing too many warehouses everywhere and general warehouses that only do one thing very well.
Next is to be sustainable and green, quickly use solar energy for warehouses, and just reduce costs. Carbon markets in export activities are urgent, important, and a priority area.
Regarding digital, not to mention AI (artificial intelligence), Vietnamese businesses should focus on global thinking, quickly integrate and apply software and cloud computing, not just use Excel.
Stating that there are still many bottlenecks for Vietnam's logistics, Ms. Pham Thi Bich Hue - the Founder and Chairman of Western Pacific Company, pointed out that the biggest bottleneck is infrastructure, with the lack of planning from local and regional levels causing problems with costs increase, and competitiveness decreases.
If the Vietnamese logistics community does not sit together to find a way, this delicious and very "hot" piece of cake will be reserved for foreign investors, moreover Vietnamese logistics businesses will lose right at home because many foreign organizations have come to Vietnam looking for opportunities 5 recent years. They have already owned infrastructure with an amount of square meters that is sometimes equal to that of domestic businesses combined.
“The government, the ministries, and the associations need to evaluate the importance of the logistics industry to promote the industry's development. Enterprises must give up the competitive mindset and must focus on internal resources to catch the "flamingos" flying in, otherwise, we will no longer have a chance and even may be dependent on foreign countries" - Ms. Hue acknowledged.