SỰ TRỞ LẠI CỦA CƯỚP BIỂN SOMALI GÂY THÊM KHỦNG HOẢNG CHO CÁC CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TOÀN CẦU
Khi một chiếc tàu cao tốc chở hơn chục tên cướp biển Somali tiến vào vị trí của chúng ở phía tây Ấn Độ Dương, thủy thủ đoàn của một tàu chở hàng thuộc sở hữu của Bangladesh đã phát đi tín hiệu cấp cứu và gọi đến đường dây nóng khẩn cấp.
Không ai đến được với chỗ họ kịp lúc. Đại phó của tàu, ông Atiq Ullah Khan cho biết trong một tin nhắn thoại gửi tới các chủ tàu rằng bọn cướp biển đã leo lên tàu Abdullah, bắn cảnh cáo và bắt thuyền trưởng và thuyền phó làm con tin.
Công ty đã chia sẻ đoạn ghi âm với Reuters: “Nhờ ơn thánh Allah cho đến nay không ai bị hại”. Ông Khan nói trong tin nhắn thoại được ghi lại trước khi bọn cướp biển lấy điện thoại của thủy thủ đoàn.
Một tuần sau, nạn nhân mới nhất của nạn cướp biển tái bùng phát mà hải quân quốc tế cho rằng họ đã kiểm soát được - tàu Abdullah đã thả neo ngoài khơi Somalia.
Các cuộc đột kích đang gây ra rủi ro và tăng chi phí cho các công ty vận tải đồng thời họ cũng phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái liên tục của lực lượng phiến quân Houthi của Yemen ở Biển Đỏ và các vùng biển lân cận khác.
Theo 5 đại diện của ngành, hơn 20 vụ cướp biển kể từ tháng 11 đã đẩy giá thuê nhân viên bảo vệ có vũ trang và bảo hiểm tăng cao, đồng thời làm dấy lên mối lo ngại về khả năng phải trả tiền chuộc.
Hai thành viên băng đảng Somali nói với Reuters rằng họ đang lợi dụng sự hỗn loạn do các cuộc tấn công của Houthi cách đó vài trăm hải lý về phía bắc để quay trở lại hoạt động cướp biển sau khi nằm im gần một thập kỷ.
“Họ chớp lấy cơ hội này vì lực lượng hải quân quốc tế hoạt động ngoài khơi Somalia đã giảm bớt hoạt động của họ”, một nhà tài trợ cướp biển có bí danh Ismail Isse cho biết và ông cũng thừa nhận đã giúp tài trợ cho vụ cướp một tàu chở hàng khác vào tháng 12.
Ông đã nói chuyện với Reuters qua điện thoại từ Hul Anod, một khu vực ven biển ở vùng Puntland bán tự trị phía đông bắc Somalia, nơi con tàu Ruen bị giam giữ trong nhiều tuần.
Mặc dù mối đe dọa không nghiêm trọng như năm 2008-2014 nhưng các quan chức khu vực và các nguồn tin trong ngành lo ngại vấn đề có thể leo thang.
Tổng thống Somali Hassan Sheikh Mohamud nói với Reuters vào tháng trước tại cung điện Villa Somalia kiên cố được trang trí phong cách nghệ thuật của ông: “Nếu chúng ta không ngăn chặn nó(nạn cướp biển) khi nó vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nó có thể trở nên giống như trước đây”.
Cuối tuần qua, Hải quân Ấn Độ đã chặn và giải phóng tàu Ruen đang treo cờ Malta sau khi nó quay trở lại biển. Phái đoàn chống cướp biển của Liên minh châu Âu, EUNAVFOR Atalanta, cho biết bọn cướp biển có thể đã sử dụng con tàu làm bàn đạp để tấn công tàu Abdullah.
Hải quân Ấn Độ cho biết toàn bộ 35 tên cướp biển trên tàu đã đầu hàng và 17 con tin được giải cứu mà không bị thương.
Cyrus Mody, phó giám đốc bộ phận chống tội phạm của Phòng Thương mại Quốc tế, cho biết sự can thiệp của Hải quân Ấn Độ, vốn đã triển khai ít nhất hơn một chục tàu chiến ở phía đông Biển Đỏ, có thể có tác dụng răn đe quan trọng.
Ông nói: “Sự can thiệp này cho thấy rủi ro/phần thưởng rất lớn đối với bọn cướp biển và hy vọng điều đó sẽ khiến chúng phải suy nghĩ lại một vài lần”.
Tuy nhiên, một quan chức Bộ Ngoại giao Bangladesh nói với Reuters rằng chính phủ "không ủng hộ bất kỳ loại hành động quân sự nào" để giải thoát Abdullah. Quan chức này yêu cầu giấu tên để thảo luận về một vấn đề nhạy cảm, đã nêu ra những lợi thế của cướp biển khi hoạt động gần bờ biển Somali.
CHI PHÍ TĂNG
Các tuyến đường thủy ngoài khơi Somalia bao gồm một số tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới. Mỗi năm, ước tính có khoảng 20.000 tàu chở mọi thứ từ đồ nội thất, quần áo đến ngũ cốc và nhiên liệu đi qua Vịnh Aden trên đường đến và đi từ Biển Đỏ và Kênh đào Suez, tuyến đường hàng hải ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á.
Cục Hàng hải Quốc tế cho biết, vào thời kỳ đỉnh điểm vào năm 2011, cướp biển Somali đã thực hiện 237 vụ tấn công và bắt giữ hàng trăm con tin. Năm đó, nhóm giám sát Oceans Beyond Piracy ước tính các hoạt động của cướp biển khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 7 tỷ USD, bao gồm hàng trăm triệu USD tiền chuộc.
Các nhà quản lý rủi ro hàng hải và công ty bảo hiểm cho biết, tỷ lệ tấn công hiện nay đã giảm đáng kể, cướp biển chủ yếu nhắm vào các tàu nhỏ hơn ở những vùng biển ít được tuần tra hơn. Theo dữ liệu của EUNAVFOR, kể từ tháng 11, cướp biển đã bắt giữ thành công ít nhất 2 tàu chở hàng và 12 tàu cá.
Tính đến tháng 2 đã xác định được tới năm nhóm cướp biển hoạt động ở phía đông Vịnh Aden và lưu vực Somali – Phái đoàn đã cảnh báo rằng sự kết thúc của mùa gió mùa trong tháng này có thể khiến chúng tiến xa hơn về phía nam và phía đông.
Các cuộc đột kích của cướp biển đã mở rộng phạm vi mà các công ty bảo hiểm áp dụng phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh bổ sung đối với tàu. Các quan chức ngành bảo hiểm cho biết phí bảo hiểm ngày càng đắt hơn đối với các chuyến đi qua Vịnh Aden và Biển Đỏ, khiến chi phí cho một chuyến đi bảy ngày thông thường tăng thêm hàng trăm nghìn USD.
Nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng bảo vệ có vũ trang tư nhân cũng khiến giá cả tăng cao. Các nguồn tin an ninh hàng hải cho biết chi phí để thuê một đội trong ba ngày đã tăng khoảng 50% trong tháng 2 so với tháng trước, từ 4.000 đến 15.000 USD.
Mặc dù khá hạn chế khi dùng để chống lại tên lửa Houthi và máy bay không người lái có vũ trang, nhưng lực lượng bảo vệ đã chứng tỏ khả năng ngăn chặn hiệu quả các vụ cướp biển.
Không có khoản thanh toán tiền chuộc nào được báo cáo, nhưng nhà tài trợ cướp biển, Isse và một nguồn tin khác quen thuộc với vấn đề này cho biết các cuộc đàm phán đã diễn ra về khoản tiền chuộc hàng triệu đô la để giải phóng Ruen.
Người phát ngôn của NAVIBULGAR, công ty Bulgaria quản lý con tàu, cho biết họ không thể bình luận về các cuộc đàm phán tiền chuộc nhưng rất biết ơn Hải quân Ấn Độ đã giải thoát các thủy thủ của họ.
Người phát ngôn của chủ tàu Abdullah, SR Shipping, cho biết bọn cướp biển đã liên lạc thông qua bên thứ ba, nhưng công ty chưa nhận được yêu cầu đòi tiền chuộc.
KHI GẮN CỜ CŨNG LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN
Các chuyên gia an ninh cho biết không có bằng chứng nào về mối quan hệ trực tiếp giữa phiến quân Houthi và cướp biển Somali, mặc dù Isse cho biết những tên cướp biển đã được truyền cảm hứng từ các cuộc tấn công của phiến quân.
Để đối phó với các cuộc đột kích hơn một thập kỷ trước, các công ty vận tải biển đã tăng cường các biện pháp an ninh trên tàu và hải quân quốc tế đã tham gia các hoạt động do NATO, Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ dẫn đầu.
Có tới 20 tàu chiến từ 14 quốc gia khác nhau sẽ tuần tra các tuyến đường vận chuyển ở Vịnh Aden và Ấn Độ Dương – một vùng rộng bằng diện tích của Địa Trung Hải và Biển Đỏ cộng lại – vào bất kỳ thời điểm nào.
John Steed, cựu lãnh đạo đơn vị chống cướp biển tại Văn phòng Chính trị Liên hợp quốc ở Somalia cho biết: Các biện pháp này thực tế đã loại bỏ các cuộc tấn công của cướp biển. Nhưng khi mối đe dọa giảm bớt, các nước tham gia đã cắt giảm số lượng tàu chiến.
Ông nói: “Tàu của ‘các nước’ tham gia và rời khỏi các nhiệm vụ khác nhau rồi sau đó quay trở lại phục vụ tổ quốc”.
EUNAVFOR, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và hải quân Anh cho biết họ cam kết giúp đỡ Somalia giải quyết nạn cướp biển. Họ không trả lời các câu hỏi về việc liệu các cuộc tuần tra có bị dàn trải quá mỏng hay liệu họ có bổ sung thêm nguồn lực hay không.
Steed cho biết một vấn đề khác là việc nghị quyết của Liên hợp quốc cho phép các tàu nước ngoài tuần tra trong vùng biển Somali bị mất hiệu lực vào năm 2022.
Tổng thống Mohamud cho biết, chìa khóa để ngăn chặn mối đe dọa là tăng cường năng lực thực thi pháp luật của Somalia trên biển và trên đất liền, chứ “không phải gửi nhiều tàu quốc tế”.
Theo dữ liệu của chính phủ Somali, lực lượng bảo vệ bờ biển có 720 thành viên đã qua đào tạo nhưng chỉ một trong 4 chiếc thuyền của lực lượng này còn hoạt động. Thủ đô Mogadishu, Puntland và khu vực ly khai Somaliland cũng có lực lượng cảnh sát biển với nguồn lực hạn chế.
Nguồn: Reuters (Giulia Paravicini đưa tin từ Mogadishu, Jonathan Saul từ London và Abdiqani Hassan từ Garowe, Somalia; Báo cáo bổ sung của Ruma Paul ở Dhaka và Krishn Kaushik ở New Dehli; Biên tập bởi Aaron Ross và Alexandra Zavis)
English version:
SOMALI PIRATES’ RETURN ADDS TO CRISIS FOR GLOBAL SHIPPING COMPANIES
As a speed boat carrying more than a dozen Somali pirates bore down on their position in the western Indian Ocean, the crew of a Bangladeshi-owned bulk carrier sent out a distress signal and called an emergency hotline..
No one reached them in time. The pirates clambered aboard the Abdullah, firing warning shots and taking the captain and second officer hostage, Chief Officer Atiq Ullah Khan said in an audio message to the ship’s owners.
“By the grace of Allah no one has been harmed so far,” Khan said in the message, recorded before the pirates took the crew’s phones. The company shared the recording with Reuters.
A week later, the Abdullah is anchored off the coast of Somalia, the latest victim of a resurgence of piracy that international navies thought they had brought under control.
The raids are piling risks and costs onto shipping companies also contending with repeated drone and missile strikes by Yemen’s Houthi militia in the Red Sea and other nearby waters.
More than 20 attempted hijackings since November have driven up prices for armed security guards and insurance coverage and raised the spectre of possible ransom payments, according to five industry representatives.
Two Somali gang members told Reuters they were taking advantage of the distraction provided by Houthi strikes several hundred nautical miles to the north to get back into piracy after lying dormant for nearly a decade.
“They took this chance because the international naval forces that operate off the coast of Somalia reduced their operations,” said a pirate financier who goes by the alias Ismail Isse and said he helped fund the hijacking of another bulk carrier in December.
He spoke to Reuters by phone from Hul Anod, a coastal area in Somalia’s semi-autonomous northeastern region of Puntland where the ship, the Ruen, was held for weeks.
While the threat is not as serious as it was in 2008-2014, regional officials and industry sources are concerned the problem could escalate.
“If we do not stop it while it’s still in its infancy, it can become the same as it was,” Somali President Hassan Sheikh Mohamud told Reuters last month at his highly-fortified art deco palace, Villa Somalia.
Over the weekend, the Indian Navy intercepted and freed the Ruen, which was sailing under Malta’s flag, after it ventured back out to sea. The European Union’s anti-piracy mission, EUNAVFOR Atalanta, said the pirates may have used the ship as a launchpad to attack the Abdullah.
The Indian Navy said all 35 pirates aboard surrendered, and the 17 hostages were rescued without injuries.
Cyrus Mody, deputy director of the International Chamber of Commerce’s anti-crime arm, said the intervention of the Indian Navy, which has deployed at least a dozen warships east of the Red Sea, could have an important deterrent effect.
“This intervention does show that the risk/reward is very much against the pirates, and hopefully that will make them think a few times over,” he said.
A Bangladeshi foreign ministry official, however, told Reuters the government was “not in favour of any kind of military action” to free the Abdullah. The official, who asked not to be named to discuss a sensitive matter, cited the pirates’ advantages when operating close to the Somali coast.
RISING COSTS
The waterways off Somalia include some of the world’s busiest shipping lanes. Each year, an estimated 20,000 vessels, carrying everything from furniture and apparel to grains and fuel, pass through the Gulf of Aden on their way to and from the Red Sea and Suez Canal, the shortest maritime route between Europe and Asia.
At their peak in 2011, Somali pirates launched 237 attacks and held hundreds of hostages, the International Maritime Bureau reported. That year, the Oceans Beyond Piracy monitoring group estimated their activities cost the global economy about $7 billion, including hundreds of millions of dollars in ransoms.
The current rate of attacks is significantly less, with the pirates primarily targeting smaller vessels in less patrolled waters, maritime risk managers and insurers said. Since November, they have successfully seized at least two cargo ships and 12 fishing vessels, according to EUNAVFOR data.
But the mission – which as of February had identified up to five so-called pirate action groups active in the eastern Gulf of Aden and Somali Basin – has warned that the end of the monsoon season this month could see them push further south and east.
Their raids have extended the area in which insurers impose additional war risk premiums on ships. Those premiums are getting more expensive for voyages through the Gulf of Aden and Red Sea, adding hundreds of thousands of dollars to the price tag for a typical seven-day voyage, insurance industry officials said.
Growing demand for private armed guards is also driving up prices. The cost to hire a team for three days jumped around 50% in February month-on-month, to between $4,000 and $15,000, maritime security sources said.
While of limited use against Houthi missiles and armed drones, the guards have proven an effective deterrent against pirate hijackings.
No ransom payments have been reported, but the pirate financier, Isse, and another source familiar with the matter said negotiations had taken place about a payoff in the millions of dollars to release the Ruen.
A spokesperson for NAVIBULGAR, the Bulgarian company that manages the ship, said it could not comment on ransom negotiations but was grateful to the Indian Navy for freeing its seamen.
A spokesperson for the Abdullah’s owner, SR Shipping, said the pirates had made contact through a third party, but the company had not received a ransom request.
FLAGGING RESOURCES
Security experts say there is no evidence of direct ties between the Houthis and Somali pirates, though Isse said the pirates had been inspired by the militia’s attacks.
In response to the raids over a decade ago, shipping companies beefed up security measures on board, and international navies joined operations led by NATO, the European Union and the United States.
As many as 20 warships from 14 different countries would patrol the Gulf of Aden and Indian Ocean shipping lanes – an expanse the size of the Mediterranean and Red Seas combined – at any given time.
The measures practically eliminated pirate attacks. But as the threat receded, participating countries cut back the number of warships, said John Steed, former head of the counter-piracy unit at the U.N. Political Office for Somalia.
“Countries’ ships dip in and out of the various missions and back to national command,” he said.
EUNAVFOR, the U.S. State Department and the British navy said they were committed to helping Somalia tackle piracy. They did not respond to questions about whether patrols were stretched too thin or whether they would commit additional resources.
Steed said another issue was the lapse in 2022 of a U.N. resolution that authorised foreign vessels to patrol in Somali waters.
President Mohamud said the key to containing the threat was bolstering Somalia’s law enforcement capacity at sea and on land, “not sending a lot of international ships”.
According to Somali government data, the coast guard has 720 trained members, but only one of its four boats is functional. The capital, Mogadishu, Puntland and the breakaway Somaliland region also have maritime police forces with limited resources.
Source: Reuters (Giulia Paravicini reported from Mogadishu, Jonathan Saul from London and Abdiqani Hassan from Garowe, Somalia; Additional reporting by Ruma Paul in Dhaka and Krishn Kaushik in New Dehli; Editing by Aaron Ross and Alexandra Zavis)