Thêm những cái 'bắt tay' tỷ USD của thương mại Việt - Mỹ
TPO - Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc nâng cấp quan hệ giúp đẩy mạnh phát triển hợp tác kinh tế, công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bên cạnh các thách thức, đã xuất hiện xu hướng rõ nét việc các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, Apple, Google, Boeing, Walmart… nghiên cứu, đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Trải qua gần 30 năm kể từ khi Hoa Kỳ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều liên tục chứng kiến tốc độ tăng trưởng ở mức cao, tăng hơn 275 lần, từ khoảng 450 triệu USD lên tới 124 tỷ USD vào năm 2022. Hoa Kỳ nhiều năm liên tục là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi toàn thế giới. Năm 2022, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.
Một đặc điểm rất quan trọng cần nhắc đến trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là tính chất bổ trợ của hai nền kinh tế. Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu lớn những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hoặc những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, da giày, máy móc thiết bị điện tử…
Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ được đánh giá là một trong những thị trường nhập khẩu quan trọng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Việt Nam, cung cấp các sản phẩm nguồn như bông, thức ăn gia súc, ngô, đậu tương, hóa chất, máy móc, công nghệ… Việc tăng cường nhập khẩu các sản phẩm nguồn này từ Hoa Kỳ giúp làm “sạch hóa” chuỗi cung ứng khi có nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất có được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có chứng nhận.
Trong bối cảnh Việt Nam - Hoa Kỳ tăng cường trao đổi chuẩn bị cho các chuyến thăm cấp cao và đã tuyên bố nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, Bộ Công Thương và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có nhiều cuộc làm việc và trao đổi thẳng thắn qua nhiều kênh khác nhau để đề nghị đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường. Đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến lợi ích chính đáng của Việt Nam.
Nhằm giảm thiểu rủi ro đứt gãy và nguy cơ phụ thuộc, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã định hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, từ đó giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn Hoa Kỳ.
Đến nay, đã xuất hiện xu hướng rõ nét việc các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Intel, Apple, Google, Boeing, Walmart… nghiên cứu, đầu tư mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam nhằm đảm bảo tính ổn định trong dài hạn của toàn chuỗi. Điều này đặt ra đòi hỏi chúng ta cần có chính sách tổng thể để từng bước giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cũng sẽ góp phần để Việt Nam xây dựng và đầu tư hệ thống năng lượng quốc gia hiệu quả hơn, tạo cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và công nghệ cao vào lĩnh vực này tại Việt Nam.
Hoa Kỳ là một thị trường nhập khẩu cực lớn với quy mô 3.277 tỷ USD (năm 2022). Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường siêu cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu, cũng như phát triển thị trường, đầu tư cho việc nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng hàng hoá, để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các quy định về phát triển bền vững ngày càng cao.
Tại thị trường Hoa Kỳ, sự hiện diện của các nhà nhà sản xuất và nhà cung ứng hàng đầu trên thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam luôn phải sẵn sàng cho sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả và dịch vụ. Để cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải nâng cao chất lượng sản phẩm hay giảm giá thành sản xuất mà còn phải đảm bảo quản lý và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả.
Nguồn: Bào Tiền Phong
English version:
More billion-dollar 'handshakes' of Vietnam - US trade
TPO - According to Minister of Industry and Trade - Nguyen Hong Dien, upgrading relations helps promote the development of economic, industrial and trade cooperation between Vietnam and the United States. Besides the challenges, there has been a clear trend of large US corporations such as Intel, Apple, Google, Boeing, Walmart... researching and investing in expanding supply chains in Vietnam.
After nearly 30 years since the United States officially lifted the trade embargo against Vietnam, two-way trade turnover has continuously witnessed a high growth rate, increasing more than 275 times, from about 450 million USD up to 124 billion USD by 2022. The United States has continuously been the most important trading partner and largest export market of Vietnam for many years with a proportion of nearly 30% of total turnover. Vietnam's exports go worldwide. In 2022, Vietnam has become the 8th largest trading partner of the United States.
A very important feature that needs to be mentioned in bilateral economic and trade relations between Vietnam and the United States is the complementary nature of the two economies. The United States has a large need to import typical agricultural products or products in which Vietnam has strengths such as textiles, footwear, electronic machinery and equipment…
On the contrary, the United States is considered one of the important import markets for input materials for Vietnam's production, providing source products such as cotton, animal feed, corn, and beans. soybeans, chemicals, machinery, technology... Increasing imports of these source products from the United States helps "clean up" the supply chain when input materials for production have clear origins. clear and certified.
In the context of Vietnam - the United States increasing exchanges to prepare for high-level visits and announcing the upgrade of relations to a comprehensive strategic partnership, the Ministry of Industry and Trade and the US Department of Commerce (DOC) have many meetings and frank exchanges through many different channels to propose removing Vietnam from the list of countries with non-market economies. This is an important issue, related to Vietnam's legitimate interests.
In order to minimize the risk of disruption and dependence, US businesses have oriented to diversify the supply chain, thereby giving Vietnam the opportunity to expand production activities and participate more deeply in the price chain. global dominance of US corporations.
Up to now, there has been a clear trend of large US corporations such as Intel, Apple, Google, Boeing, Walmart... researching and investing in expanding supply chains in Vietnam to ensure long-term stability. term of the entire chain. This requires us to have a comprehensive policy to gradually help Vietnamese businesses become important links in the global value chain.
Strengthening cooperation with the United States in the fields of energy conversion, environmental protection and sustainable development will also contribute to Vietnam building and investing in a more effective national energy system, creating revenue opportunities. attract direct investment capital and high technology into this field in Vietnam.
The United States is an extremely large import market with a scale of 3,277 billion USD (2022). However, this is also a super competitive market, requiring businesses to constantly make efforts in research, as well as market development, investment in enhancing production capacity, and improving product quality. to meet increasingly high technical standards and regulations on sustainable development.
In the US market, the presence of leading manufacturers and suppliers in the world requires Vietnamese businesses to always be ready for competition in quality, price and service. To compete effectively, Vietnamese businesses must not only improve product quality or reduce production costs but also ensure effective management and customer care.