US solar projects could boom amid deadline to use up tax-exempt panel glut
June 6 (Reuters) - A two-year U.S. tariff holiday on solar panels from Southeast Asia expires on Thursday, starting the clock ticking for American project developers to use the huge amount of equipment they stockpiled duty-free over that period by the end of this year.
The dynamic could result in a mini-boom in already red-hot U.S. solar installations, while also annoying the nascent domestic manufacturing industry which is keen to see developers make the switch to American-made gear.
U.S. solar developers accumulated around 35 gigawatts (GW) of imported panels in U.S. warehouses since President Joe Biden lifted the duties on Malaysia, Thailand, Cambodia and Vietnam in 2022 to help speed domestic projects to fight climate change, according to energy advisory firm Clean Energy Associates.
That is nearly as much solar capacity as the U.S. will install during all of 2024, according to research firm Wood Mackenzie.
The vast majority of the inventory is believed to have come from the targeted countries, and once the tariffs snap back into place on June 6, companies will have just 180 days to use that Southeast Asian stock or they will need to pay up.
Companies have already dramatically increased project building, with utility-scale installations soaring 135% to 9.8 GW in the first quarter, according to Wood Mackenzie.
"The temporary tariff moratorium did its job to ensure a sufficient supply of solar modules to support the need for increased clean energy deployment," said Stacy Ettinger, senior vice president of supply chain and trade for the Solar Energy Industries Association, a trade group.
An attorney for U.S. solar manufacturers who are seeking new tariffs on Southeast Asian imports said it was unrealistic to expect all the inventory to be used in the next six months.
"The tariff moratorium led to this surge and glut of inventories that we're seeing today, that has also contributed to the 50% price collapse in the market that is harming the U.S. industry," Tim Brightbill, a trade attorney with Wiley Rein, said, referring to domestic manufacturers of panels.
The glut of panels marks an about-face for the U.S. industry, which until a year ago was struggling with tight supplies due to the coronavirus pandemic and concerns about solar equipment linked to forced labor, among other constraints.
Solar imports surged since the beginning of 2023 and were up nearly 14% in the first quarter this year – with 88% of that from the targeted countries, according to S&P Global Market Intelligence.
The tariffs are meant to target imports by companies found to be dodging U.S. duties on Chinese goods by finishing panels in the four Southeast Asian nations.
The White House said last month that it would vigorously enforce the 180-day deadline to prevent stockpiling.
SEIA did not address the deadline in its statement to Reuters.
SEIA had lobbied against the circumvention tariffs, saying they would drive up project costs and threaten the nation's ability to address climate change.
It did not lobby for an extension of the tariff holiday.
Vietnamese version:
Các dự án năng lượng mặt trời của Mỹ có thể bùng nổ trong bối cảnh thời hạn miễn thuế của pin năng lượng sắp hết.
Ngày 6 tháng 6 (Reuters) – Thời gian miễn thuế kéo dài hai năm của Mỹ đối với các tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á sẽ hết hạn vào thứ Năm, bắt đầu đếm ngược đồng hồ cho các nhà phát triển dự án Mỹ sử dụng số lượng lớn thiết bị miễn thuế mà họ dự trữ trong khoảng thời gian đó cho đến cuối năm nay.
Động lực này có thể dẫn đến một sự bùng nổ nhỏ trong việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời vốn đã rất nóng ở Mỹ, đồng thời cũng gây khó khăn cho ngành sản xuất nội địa non trẻ đang muốn các nhà phát triển chuyển sang sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất.
Theo công ty tư vấn của Hiệp hội năng lượng sạch, các nhà phát triển năng lượng mặt trời của Mỹ đã tích lũy được khoảng 35 gigawatt (GW) tấm pin nhập khẩu trong các kho của mình kể từ khi Tổng thống Joe Biden dỡ bỏ thuế đối với Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam vào năm 2022 để giúp đẩy nhanh các dự án trong nước nhằm chống lại biến đổi khí hậu.
Theo công ty nghiên cứu Wood Mackenzie, con số này gần bằng công suất năng lượng mặt trời mà Mỹ sẽ lắp đặt trong cả năm 2024.
Phần lớn hàng tồn kho được cho là đến từ các quốc gia đã nằm trong tầm ngắm và sau khi thuế quan có hiệu lực trở lại vào ngày 6 tháng 6, các công ty sẽ chỉ có 180 ngày để sử dụng lượng hàng tồn kho ở Đông Nam Á đó, nếu không họ sẽ phải trả thêm tiền.
Theo Wood Mackenzie, các công ty đã tăng cường đáng kể việc xây dựng dự án, với công suất lắp đặt ở quy mô tiện ích tăng 135% lên 9,8 GW trong quý đầu tiên của năm nay.
Bà Stacy Ettinger, phó chủ tịch cấp cao về chuỗi cung ứng và thương mại của Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời - một nhóm thương mại, cho biết: “Lệnh tạm dừng thuế quan đã thực hiện nhiệm vụ của mình để đảm bảo cung cấp đủ mô-đun năng lượng mặt trời nhằm hỗ trợ nhu cầu tăng cường triển khai năng lượng sạch”.
Luật sư của các nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Mỹ đang tìm kiếm mức thuế mới đối với hàng nhập khẩu từ Đông Nam Á cho biết việc kỳ vọng toàn bộ hàng tồn kho sẽ được sử dụng trong sáu tháng tới là không thực tế.
Ông Tim Brightbill, luật sư thương mại của Wiley Rein, khi đề cập đến các nhà sản xuất tấm pin trong nước cho biết: “Việc tạm dừng thuế quan đã dẫn đến sự gia tăng và dư thừa hàng tồn kho mà chúng ta đang thấy ngày nay, điều đó cũng góp phần khiến giá trên thị trường sụt giảm 50%, gây tổn hại cho ngành công nghiệp Mỹ”.
Tình trạng dư thừa các tấm pin đánh dấu sự thay đổi đối với ngành công nghiệp Mỹ, vốn cho đến một năm trước vẫn phải vật lộn với nguồn cung khan hiếm do đại dịch covid và những lo ngại về thiết bị năng lượng mặt trời có liên quan đến cưỡng bức lao động, cùng những hạn chế khác .
Theo S&P Global Market Intelligence, nhập khẩu năng lượng mặt trời tăng mạnh kể từ đầu năm 2023 và tăng gần 14% trong quý đầu tiên năm nay - với 88% trong số đó đến từ các quốc gia đã nằm trong tầm ngắm thuế quan.
Thuế quan nhằm vào hàng nhập khẩu của các công ty bị phát hiện đang trốn thuế của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc, bằng cách gia công hoàn thiện các tấm pin ở bốn quốc gia Đông Nam Á.
Nhà Trắng hồi tháng trước cho biết sẽ thực thi mạnh mẽ thời hạn 180 ngày để ngăn chặn việc tích trữ.
Hiệp hội Công nghiệp Năng lượng Mặt trời (SEIA) đã không đề cập đến thời hạn trong tuyên bố của mình với Reuters.
SEIA đã vận động hành lang để chống lại việc lách thuế, họ cho rằng điều đó sẽ làm tăng chi phí dự án và đe dọa khả năng quốc gia trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Họ không vận động hành lang để kéo dài thời gian miễn thuế.