Vận chuyển: Giá cước container châu Á - Mỹ tăng; các hãng tàu điều chỉnh tăng công suất trong bối cảnh tạm dừng áp thuế.

Giá cước vận chuyển container từ châu Á sang Mỹ đã tăng trong tuần này, khiến các hãng tàu phải nhanh chóng gia tăng công suất để xử lý lượng đặt chỗ dự kiến sẽ tăng mạnh.

 

Theo dữ liệu từ Freightos – nền tảng và sàn giao dịch vận tải trực tuyến, giá cước đến cả hai bờ biển của Mỹ đã tăng 3%. Trong khi đó, dữ liệu từ Drewry – công ty tư vấn chuỗi cung ứng cho thấy mức tăng 2% đối với tuyến Thượng Hải – Los Angeles và 4% đối với tuyến Thượng Hải – New York.

 

Sau những diễn biến mới nhất trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung, Drewry dự đoán giá cước giao ngay sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới khi các hãng tàu đang điều chỉnh lại công suất để đáp ứng lượng đặt chỗ hàng hóa lớn hơn từ Trung Quốc.

 

Ông Kyle Beaulieu, Giám đốc cấp cao, người phụ trách khu vực châu Mỹ tại Flexport, cho biết trong một buổi hội thảo trực tuyến rằng các hãng tàu trước đó đã cắt chuyến hoặc ngừng tuyến đến Mỹ, hiện đang khôi phục lại các dịch vụ này.

 

Beaulieu cho biết đã có 10 tuyến Trung Quốc – Mỹ bị tạm ngưng, và đến thời điểm hiện tại, 6 trong số đó đang có kế hoạch hoạt động trở lại trong khoảng từ tuần 22 đến tuần 24.

 

Ông Beaulieu cũng nhấn mạnh rằng các cảng ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đang là những bên hưởng lợi lớn nhất do đây là tuyến đường ngắn nhất đến Mỹ.

 

Ông Alan Murphy, Giám đốc điều hành của Sea-Intelligence, cho biết các hãng tàu từng giảm công suất trên tuyến xuyên Thái Bình Dương do lượng đặt chỗ từ Trung Quốc sụt giảm trong bối cảnh thuế quan 145% thì nay đang nỗ lực tăng công suất trước thời hạn ngày 14 tháng 8.

 

Điều này có nghĩa là khối lượng hàng hóa của mùa cao điểm năm nay phải được vận chuyển chậm nhất là vào giữa tháng 7.

 

Ông Judah Levine, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Freightos, cho biết vẫn còn nhiều nhầm lẫn xung quanh các mốc thời gian tháng 7 và tháng 8, rằng liệu hàng hóa cần phải được xếp lên tàu ở nơi khởi hành trước các mốc này, giống như thời hạn áp thuế ngày 9 tháng 4, hay hàng hóa phải đến Mỹ trước các thời hạn đó.

 

“Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, thì khung thời gian để tận dụng mức thuế quan thấp sẽ bị rút ngắn đáng kể,” Levine nói. “Các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển từ châu Á sẽ phải được vận chuyển trong vòng một đến hai tuần tới nếu muốn đến Mỹ trước ngày 9 tháng 7.”

 

Levine lưu ý rằng các hãng tàu đã công bố mức tăng giá cước chung (GRI) vào giữa tháng với mức từ 1.000–3.000 USD/FEU (đơn vị tương đương container 40 feet) và có kế hoạch tăng thêm vào ngày 1 tháng 6 và 15 tháng 6, với mục tiêu tăng giá cước lên tới 8.000 USD/FEU.

 

“Nếu thành công, mức giá này sẽ ngang bằng với mức cao nhất của tuyến châu Á – Bờ Tây Mỹ đạt được vào tháng 7 năm 2024,” Levine nói. “Tính đến thứ Hai, giá cước xuyên Thái Bình Dương hàng ngày đã tăng khoảng 1.000 USD/FEU đến Bờ Đông và 400 USD/FEU đến Bờ Tây, lần lượt đạt 4.400 USD/FEU và 2.800 USD/FEU.”

 

Mặc dù phần lớn hóa chất được vận chuyển bằng tàu chở hàng lỏng, ngành hóa chất vẫn liên quan đến container vì nhiều loại polymer như polyethylene (PE) và polypropylene (PP) được vận chuyển dưới dạng hạt trong container. Bên cạnh đó, Titanium dioxide (TiO₂) cũng thường được vận chuyển bằng container.

 

Ngoài ra, các hóa chất lỏng cũng được vận chuyển trong các bồn chứa chuyên dụng trên tàu container.

 

GIÁ CƯỚC TÀU CHỞ HÓA CHẤT LỎNG GIỮ ỔN ĐỊNH

 

Tại thị trường Mỹ, giá cước tàu chở hóa chất lỏng do ICIS đánh giá vẫn giữ ổn định trong tuần này, mặc dù có áp lực tăng giá ở một số tuyến.

 

Cụ thể, tuyến từ Vịnh Mỹ - Châu Á đang đối mặt với áp lực tăng giá khi các bên thuê tàu đang tích cực đưa hàng sang khu vực này sau khi Mỹ tạm dừng áp thuế. Thông báo này đã khiến thị trường giao ngay trở nên sôi động.

 

Tuy nhiên, đợt tăng nhu cầu này được đánh giá là chỉ mang tính ngắn hạn, khi hàng hóa đang gấp rút được giao trước khi thời gian tạm hoãn thuế 90 ngày kết thúc. Nhiều lô hàng monoethylene glycol (MEG) và methanol đã được chào bán trên thị trường.

 

Tương tự như vậy, giá cước từ USG đến Rotterdam vẫn giữ ổn định dù không gian vận chuyển của các hãng tàu thông thường đã bị giới hạn. Các hợp đồng dài hạn vẫn chiếm ưu thế, và do không gian hạn chế, nhu cầu giao ngay vẫn ở mức khá tốt. Thị trường ghi nhận các lô hàng lớn gồm styrene, methanol, MTBE, và ethanol.

 

Một số tàu ngoài đã cập cảng trong tháng 5 và tháng 6, bổ sung thêm trọng tải cho các lô hàng hoàn thiện. Nhu cầu giảm đối với tàu chở dầu sạch đã khiến các tàu này chuyển hướng sang lĩnh vực hóa chất.

 

Tuyến từ USG đến Nam Mỹ cũng ghi nhận mức cước ổn định, với một số yêu cầu về methanol và ethanol được thị trường quan tâm. Nhìn chung, thị trường tương đối yên ắng với ít đơn hàng theo hợp đồng vận chuyển (COA), khiến giá có xu hướng giảm nhẹ do nguồn cung tàu tăng lên.

 

Về chi phí nhiên liệu, giá nhiên liệu đã giảm do giá năng lượng toàn cầu đi xuống, khiến chi phí vận hành tàu cũng giảm nhẹ theo tuần.

English Version:

Shipping: Asia-US container rates rise; carriers bring back capacity amid tariff pause

Asia-US rates for shipping containers rose this week, leading ocean carriers to rush to ramp up capacity to handle an expected surge in bookings.

 

Rates from online freight shipping marketplace and platform provider Freightos rose by 3% to both US coasts, while rates from supply chain advisors Drewry showed a 2% increase on rates from Shanghai to Los Angeles and a 4% rise in rates from Shanghai to New York.

 

Following the latest US-China trade developments, Drewry expects an increase in spot rates in the coming week as carriers are reorganizing their capacity to accommodate a higher volume of cargo bookings from China.

 

Kyle Beaulieu senior director, head of ocean Americas at Flexport, said during a webinar this week that carriers who initiated blank sailings and discontinued services to the US are now resuming services.

 

Beaulieu said there were 10 China-US services that were halted, and as of today, six are planning to resume from Week 22 to Week 24.

 

Beaulieu said ports in the Pacific Northwest have been the biggest beneficiaries so far as that is the shortest route to the US.

 

Alan Murphy, CEO, Sea-Intelligence, said carriers who were reducing transpacific capacity due to the decrease in bookings from China amid 145% tariffs are now working to ramp up capacity prior to the 14 August deadline.

 

This means that typical peak season volumes now must be shipped no later than mid-July.

 

Judah Levine, head of research at Freightos, said there is still confusion on whether July and August deadlines mean goods need to be loaded at origins by those dates as was the case with the 9 April tariff deadline or that goods must arrive in the US by then.

 

"The latter would significantly shorten these lower-tariff windows," Levine said. "Ocean shipments from Asia would have to move in the next week or two to arrive before 9 July."

 

Levine noted that carriers have separately come out with mid-month general rate increases (GRIs) from $1,000-3,000/FEU (40-foot equivalent unit) and have similar GRIs planned for 1 June and 15 June with aims to get rates up to $8,000/FEU.

 

"If successful, rate levels would be about on par with the Asia - US West Coast 2024 high reached last July," Levine said. "Daily transpacific rates as of Monday have already increased about $1,000/FEU to the East Coast and $400/FEU to the West Coast to about $4,400/FEU and $2,800/FEU, respectively." 

 

Container ships and costs for shipping containers are relevant to the chemical industry because while most chemicals are liquids and are shipped in tankers, container ships transport polymers, such as polyethylene (PE) and polypropylene (PP), are shipped in pellets. Titanium dioxide (TiO2) is also shipped in containers.

 

They also transport liquid chemicals in isotanks.

 

LIQUID TANKER RATES HOLD STEADY

 

US liquid chemical tanker freight rates as assessed by ICIS held steady this week despite upward pressure for several trade lanes.

 

There is upward pressure on rates along the US Gulf-Asia trade lane as charterers are seeking to send cargos to the region following the pause on tariffs. The announcement caused a significant uptick in spot activity.

 

The increase in interest should be significant but almost certainly short lived as cargoes rush to arrive prior to the 90-day expiration date. Several parcels of monoethylene glycol (MEG) and methanol were seen quoted in the market.

 

Similarly, rates from the USG to Rotterdam were steady this week, even as space among the regular carriers remains limited. Contract tonnage continues to prevail and given the limited available space; spot demand remains relatively good. Several larger sized cargos of styrene, methanol, MTBE and ethanol were seen in the market.

 

Several outsiders have come on berth for both May and June, adding to the available tonnage for completion cargos. Easing demand for clean tankers has attracted those vessels to enter the chemical sector.

 

For the USG to South America trade lane, rates remain steady with a few inquiries for methanol and ethanol widely viewed in the market. Overall, the market was relatively quiet with fewer contract of affreightment (COA) nominations, putting downward pressure on rates as more space has become available.

 

On the bunker side, fuel prices have declined as well, on the back of lower energy prices, as a result week over week were softer.

(Theo: Hellenic Shipping News)

 
Tin trước Tin tiếp theo

Gọi Ngay:0931512822

Gọi Ngay:0902026586

image banner

Nhận tư vấn