Will Baltimore bridge collapse hit global supply chains?

In the early hours of March 26, the Singapore-flagged ship Dali, loaded with 5,000 containers, slammed into Baltimore’s Francis Scott Key Bridge, causing the 1.6-mile (2.5-kilometer) bridge to collapse in a matter of seconds. The Dali was departing for Colombo when the disaster struck. Initial fears were confirmed that half a dozen people lost their lives in the accident.

Baltimore’s port had to be shut down, leaving millions of tons of coal, hundreds of cars, and deliveries of lumber and gypsum stranded. About 40 ships were ready to depart on Tuesday, and a big number of ships coming from the Atlantic cannot dock “until further notice,” as the port’s authorities said.

Financial markets reacted quickly to the bridge collapse, with shares of global shipping line Maersk plummeting 2.6% in Copenhagen on Wednesday.

But, an analyst from online broker Nordnet told the news agency Reuters, in the long run, “this event is not a major catalyst for stock prices, unless something unpleasant comes up, like indications of gross negligence behind the accident.”

Gregory Daco, the chief economist at EY, also remains calm. “I think the macroeconomic effects will remain limited,” he told Bloomberg News on Wednesday.

‘Path to normalcy’

US Transportation Secretary Pete Buttigieg warned of a “major and protracted impact to supply chains” following the closure of the Port of Baltimore. “It’s too soon to offer estimates on what it will take to clear the channel and reopen the port,” he told reporters during a briefing in Baltimore on Tuesday.

Buttigieg referred to the bridge as one of the “cathedrals of American infrastructure,” stressing that rebuilding it will take time. “The path to normalcy will not be easy,” he said. “It will not be quick, it will not be inexpensive, but we will rebuild together.”

US President Joe Biden called the collapse a “terrible accident,” and pledged to get the port reopened and the bridge rebuilt. “I intend for the federal government to cover the entire cost of rebuilding this bridge,” Biden said in Washington.

Costs for rebuilding the bridge are estimated at $500 million to $1.2 billion (€462 million-€1.1 billion), with at least two years of construction time.

The Port of Baltimore is particularly important for importing and exporting automobiles and light trucks. Approximately 850,000 vehicles are shipped there annually, supporting around 15,000 jobs. Additionally, the Francis Scott Key Bridge is a crucial artery on the East Coast, with approximately 30,000 vehicles crossing the bridge every day.

Supply-chain worries reloaded?

European automakers, including Mercedes, Volkswagen and BMW, maintain extensive infrastructure in the Baltimore region for vehicle shipment.

A spokesperson for the German premium carmaker BMW said in an email to Reuters that the company does not expect any immediate impact other than short-term traffic delays. The company uses the Port of Baltimore to import vehicles, but the automotive terminal is located at the harbor entrance, in front of the bridge, and can still be accessed, the spokesman added.

US car giant Ford, however, will have to “divert parts to other ports,” which will impact its supply chain. Ford CFO John Lawler told Reuters in a statement that “where workarounds are necessary in the short term, our team has already secured shipping alternatives.”

Ryan Peterson, founder and CEO of logistics platform Flexport, said that, with Baltimore handling only 1.1 million containers in 2023, any impact on container rates and shipping costs from the disruption would be far less than increases caused by cargoes diverted as a result of the attacks by the Houthi militant group in the Red Sea.

“East Coast volumes are down and there is the ability for those ports to flex up to handle this,” he told Bloomberg. He warned, however, of “traffic jams and delays” as a sudden increase in traffic at a port by 10% to 20% would be enough to cause all sorts of delays.

Ports in Germany

Ulf Kaspera, from the Federal Bureau of Maritime Casualty Investigation in Hamburg, sees no imminent danger of a similar accident happening in Germany.

The specific safety measures to be taken depend on the port operators,” he told DW, noting that in Hamburg, for example, it is mandatory for large ships to be towed and maneuvered in wide areas of the port. The use of tugboats can “prevent such accidents,” he said.

Josef Hegger, from the Institute of Structural Concrete at RWTH Aachen University, said the accident in Baltimore could have been prevented. The university lecturer is an expert in bridge construction, and told German news agency dpa that a combination of various structural measures can achieve the highest level of safety.

“The pillar must have a certain resilience so that it does not collapse at the slightest impact,” he said.

Germany’s Federal Waterways Engineering and Research Institute has established strict rules regarding the forces that bridge pillars must be able to withstand upon impact. In addition, so-called guardrails on bridges are meant to prevent collisions with the pillars.

“On the Rhine bridges, the large pillars and pylons are often located at the edge of the river so that the river opening is completely free,” Hegger said. “If there is a pillar in the middle, it is relatively massive and wedge-shaped and would deflect a ship that hits it.”

Hegger said ships were more likely to run aground there “before hitting the pillar with full force.”

Source: Deutsche Welle

 

Vietnamese version:

Liệu vụ sập cầu Baltimore có ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu?

Rạng sáng ngày 26/3, tàu Dali treo cờ Singapore chở 5.000 container đã đâm vào cầu Francis Scott Key ở Baltimore, khiến cây cầu dài 1,6 dặm (2,5 km) sụp đổ chỉ trong vài giây. Tàu Dali đang khởi hành đến Colombo thì thảm họa xảy ra. Những lo ngại ban đầu đã được xác nhận rằng: nửa tá người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Như chính quyền cảng cho biết, cảng Baltimore đã phải đóng cửa, khiến hàng triệu tấn than, hàng trăm ô tô, việc vận chuyển gỗ và thạch cao bị mắc kẹt. Khoảng 40 tàu đã sẵn sàng khởi hành vào thứ Ba và một số lượng lớn tàu đến từ Đại Tây Dương không thể cập cảng “cho đến khi có thông báo mới”.

Thị trường tài chính phản ứng nhanh chóng với vụ sập cầu, với cổ phiếu của hãng vận tải biển toàn cầu Maersk giảm mạnh 2,6% tại Copenhagen hôm thứ Tư.

Tuy nhiên, một nhà phân tích từ công ty môi giới trực tuyến Nordnet nói với hãng tin Reuters: “về lâu dài, sự kiện này không phải là chất xúc tác chính cho giá cổ phiếu, trừ khi có điều gì đó khó chấp nhận xảy ra, chẳng hạn như có dấu hiệu sơ suất nghiêm trọng đằng sau vụ tai nạn”.

Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng tại EY, cũng bình tĩnh nhận định với Bloomberg News hôm thứ Tư: “Tôi nghĩ tác động kinh tế vĩ mô sẽ vẫn còn hạn chế”.

‘Con đường để trở lại trạng thái bình thường’

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hoa Kỳ Pete Buttigieg cảnh báo về “tác động lớn và lâu dài đối với chuỗi cung ứng” sau khi Cảng Baltimore đóng cửa. Ông nói với các phóng viên trong cuộc họp giao ban ở Baltimore hôm thứ Ba: “Còn quá sớm để đưa ra ước tính về những gì cần làm để thông luồng và mở lại cảng”.

Ông Buttigieg gọi cây cầu là một trong những “thánh đường của cơ sở hạ tầng Mỹ”, nhấn mạnh rằng việc xây dựng lại nó sẽ mất thời gian. Ông nói: “Con đường trở lại trạng thái bình thường sẽ không dễ dàng”. “Nó sẽ không nhanh chóng, không thể rẻ, nhưng chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng lại.”

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Washington, ông gọi vụ sập cầu là một “tai nạn khủng khiếp” và cam kết sẽ mở cửa trở lại cảng và xây dựng lại cây cầu. “Tôi dự định sẽ để chính phủ liên bang trang trải toàn bộ chi phí xây dựng lại cây cầu này”.

Chi phí để xây dựng lại cây cầu ước tính khoảng 500 triệu USD đến 1,2 tỷ USD (462 triệu euro - 1,1 tỷ euro), với thời gian xây dựng ít nhất là hai năm.

Cảng Baltimore đặc biệt quan trọng đối với việc xuất nhập khẩu ô tô và xe tải nhẹ. Khoảng 850.000 phương tiện được vận chuyển tới đó hàng năm, hỗ trợ khoảng 15.000 việc làm. Ngoài ra, Cầu Francis Scott Key là một tuyến đường huyết mạch ở Bờ Đông, với khoảng 30.000 phương tiện qua cầu mỗi ngày.

Những lo lắng về chuỗi cung ứng lại xuất hiện?

Các nhà sản xuất ô tô châu Âu, bao gồm Mercedes, Volkswagen và BMW, duy trì cơ sở hạ tầng rộng khắp ở khu vực Baltimore để vận chuyển xe.

Người phát ngôn của nhà sản xuất ô tô cao cấp BMW của Đức cho biết trong email gửi tới Reuters rằng công ty không mong đợi bất kỳ tác động tức thời nào ngoài tình trạng tắc nghẽn giao thông ngắn hạn. Người phát ngôn cho biết thêm, công ty sử dụng Cảng Baltimore để nhập khẩu ô tô, nhưng bến ô tô nằm ở lối vào bến cảng, phía trước cây cầu và vẫn có thể tiếp cận được.

Tuy nhiên, gã khổng lồ ô tô Ford của Mỹ sẽ phải “chuyển các bộ phận sang các cảng khác”, điều này sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của hãng. Giám đốc tài chính của Ford, John Lawler, nói với Reuters trong một tuyên bố rằng “Các giải pháp thay thế sẽ được sử dụng trong thời gian ngắn, nhóm của chúng tôi đã đảm bảo các giải pháp vận chuyển thay thế”.

Ryan Peterson, người sáng lập và Giám đốc điều hành của nền tảng hậu cần Flexport, cho biết, với việc Baltimore chỉ xử lý 1,1 triệu container vào năm 2023, bất kỳ tác động nào đến giá container và chi phí vận chuyển do sự gián đoạn sẽ ít hơn nhiều so với mức tăng do hàng hóa bị chuyển hướng do dịch bệnh, và cuộc tấn công của nhóm phiến quân Houthi ở Biển Đỏ.

Ông nói với Bloomberg: “Khối lượng vận chuyển ở Bờ Đông đang giảm và các cảng đó có khả năng linh hoạt để giải quyết vấn đề này”. Tuy nhiên, ông cảnh báo về tình trạng “ùn tắc và chậm trễ giao thông” vì lưu lượng giao thông tại cảng tăng đột ngột từ 10% đến 20% sẽ đủ gây ra đủ loại chậm trễ.

Các cảng ở Đức

Ulf Kaspera, từ Cục Điều tra Tai nạn Hàng hải Liên bang ở Hamburg, nhận thấy không có nguy cơ sắp xảy ra một vụ tai nạn tương tự xảy ra ở Đức.

Ông nói với DW rằng các biện pháp an toàn cụ thể được thực hiện tùy thuộc vào các nhà khai thác cảng”, lưu ý rằng chẳng hạn như ở Hamburg, các tàu lớn bắt buộc phải được kéo và điều động trong các khu vực rộng lớn của cảng. Ông nói rằng việc sử dụng tàu kéo có thể “ngăn ngừa những tai nạn như vậy”.

Josef Hegger, từ Viện Bê tông Kết cấu tại Đại học RWTH Aachen, cho biết vụ tai nạn ở Baltimore lẽ ra đã có thể được ngăn chặn. Giảng viên đại học là một chuyên gia về xây dựng cầu, nói với hãng thông tấn DPA của Đức rằng sự kết hợp của nhiều kết cấu khác nhau có thể đạt được mức độ an toàn cao nhất.

“Cây cột phải có khả năng đàn hồi nhất định để không bị đổ sập khi bị tác động dù là nhỏ nhất”, ông nói.

Viện Nghiên cứu và Kỹ thuật Đường thủy Liên bang Đức đã thiết lập các quy định nghiêm ngặt về lực mà các trụ cầu phải có khả năng chịu được khi va chạm. Ngoài ra, cái gọi là lan can trên cầu nhằm mục đích ngăn ngừa va chạm với các trụ.

Ông Hegger cho biết: “Trên các cầu sông Rhine, các cột, trụ lớn thường nằm ở rìa sông nên việc mở cửa sông hoàn toàn tự do”. “Nếu có một cây cột ở giữa sông, nó sẽ tương đối đồ sộ và có hình nêm do đó sẽ làm chệch hướng con tàu va vào nó.”

Ông Hegger cho biết các con tàu có nhiều khả năng mắc cạn ở đó “trước khi dùng toàn lực đâm vào cột”.

Nguồn: Deutsche Welle

Tin trước Tin tiếp theo

Gọi Ngay:0931512822

Gọi Ngay:0902026586

image banner

Nhận tư vấn